Để kinh doanh thành công, người bán hàng phải cần đúc kết cho mình những kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

kinh-nghiem-ban-hang-cua-nguoi-khon-ngoan

Bán thứ khách hàng cần:

Nguyên tắc này xưa như trái đất, nhưng có lẽ chỉ một số người bán hàng còn dám tuân thủ vào thời điểm kinh doanh gặp bất lợi. Chắc rằng rất nhiều người kinh doanh nằm lòng câu: “bán cái khách hàng cần chứ không phải bán cái ta có”. Thử nhìn triết lý này bằng con mắt toán học, có thể bạn sẽ thấy thêm một số điều còn bỏ sót.

Giả sử ta có hai đại lượng là [Cái khách hàng cần] và [Cái chúng ta có] thì “tiên đề” trên được diễn giải như sau:

(1) Nếu [Cái khách hàng cần] > [Cái ta có] => giao dịch không xảy ra.

(2) Nếu [Cái khách hàng cần] = [Cái ta có] => điều kiện lý tưởng bán hàng

(3) Nếu [Cái khách hàng cần] < [Cái ta có] => giao dịch khó xảy ra

Phần lớn mọi người đều mặc nhiên công nhận số (1) & (2), hơi khó hiểu cái số (3). Tại sao vậy? Cái chúng ta có thậm chí vượt cả yêu cầu của khách hàng thì mắc mớ gì lại khó bán món hàng của chúng ta.

Có 1 cái bẫy ở đây và tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy:

Từ (1) và (3) suy ra:

[Cái khách hàng cần] > [Cái ta có] > [Cái khách hàng cần]

<=> [Cái khách hàng cần] > [Cái khách hàng cần] => Nghịch lý, phi lý
Mà các bạn đã biết rồi đấy, cái gì nghịch lý và phi lý thì rất khó hoặc không xảy ra!

Làm vừa lòng khách hàng

Đây cũng là câu chuyện cũ. Ai chẳng biết muốn bán được hàng thì miệng lúc nào cũng phải cười tươi như hoa, nói năng nhỏ nhẹ, phục vụ chu đáo, tiếp đãi ân cần… Nhưng xét cho cùng, các thủ thuật trên nếu sử dụng một cách thành thục quá sẽ dễ tạo vẻ xởi lởi giả tạo. Những khách hàng tinh ý, hoặc chỉ cần đi mua hàng thường xuyên sẽ nhận biết ngay. Từ đó, khi vào cửa hàng, khách có thể chỉ săm săm đi tới chọn hàng, chứ chẳng thèm để ý xem người bán hàng đang chiêu dụ gì.
Vì vậy, chuyện làm vừa lòng khách nên được hiểu là hãy làm cho họ thoải mái, vừa ý, thậm chí là thỏa mãn với ngay cả những thứ họ không phải bỏ tiền ra mua. Ở đây không bàn chuyện tặng quà khuyến mãi, giảm giá sản phẩm… dù trên thực tế một số nơi làm điều này một cách chiếu lệ, được chăng hay chớ.
Khách hàng là Thượng đế, là ông giời của nhà bán lẻ. Việc làm cho khách hàng vừa lòng là một trong những vấn đề chủ chốt quyết định đến sự thành bại của người kinh doanh. Mà những vị Thượng đế này lại không dễ chiều lòng một chút nào, hãy sử dụng những chiến lược khôn khéo để xoa dịu và thuyết phục họ, khiến cho mỗi lần mua hàng là một trải nghiệm thú vị với họ.
Đối thủ luôn … mạnh hơn
Nhìn ở một góc độ nào đó, các đối thủ luôn có điểm mạnh hơn mình. Xét về lĩnh vực bán hàng, điểm mạnh về tiềm lực tài chính chưa hẳn đã tốt hơn khả năng thấu hiểu thị trường, phương pháp tiếp cận người tiêu dùng ở những góc độ và thời điểm thuận lợi cho việc mua sắm của họ nhất. Thời gian qua, nhiều hệ thống cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện ở TPHCM. Dù là mô hình kinh doanh nhượng quyền của nước ngoài, tên cửa hàng bằng tiếng nước ngoài, nhân viên mặc đồng phục rất chuyên nghiệp… nhưng xét cho cùng thì đây cũng chỉ là những tiệm tạp hóa “lên đời”. Họ hướng đến sự phục vụ thân thiện với khách hàng bằng những cửa hàng sạch đẹp, hàng hóa trưng bày bắt mắt, nhân viên tiếp đón ân cần… Họ tạo sự tiện lợi trong việc mua sắm bằng cách xuất hiện ở những vị trí đắc địa, giữ xe miễn phí, giá cả niêm yết rõ ràng…