Mủ cao su rớt giá khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong kinh tế, cũng là do ảnh hưởng của thị trường thế giới nên mủ cao su mới rớt giá thảm hại.

Theo tin thị trường sỉ, các xã ở tỉnh Thừa Thiên – Huế là vùng gò đồi, có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp với cây cao su nên người dân đã khai hoang, trồng hơn 1.500 ha và hiện đã có trên 90% diện tích cây cao su được khai thác lấy mủ. Tuy nhiên, với giá bán mủ cao su đang ở mức thấp kỷ lục như hiện nay, từ 7-9 ngàn đồng/kg đã đẩy nhiều hộ gia đình lâm vào cảnh khốn khó.

Người dân ở đây cho biết, mấy cơn bão mùa trước đã làm rừng cao su gãy gần 200 cây không thể phục hồi được nữa, nhưng người dân ở đây vẫn cố gắng tìm cách phục hồi cho nó. Trước đây, mỗi mùa thu được hơn 3 triệu đồng, nhưng với giá mủ hiện nay, nếu thuê thêm 2 nhân công lấy mủ thì sẽ bị thua lỗ nên không ai dám thuê cả. Khu rừng cao su có diện tích 2ha đang trong thời kỳ lấy mủ bị gãy rạp, kinh tế gia đình của người dân ở đây gặp khó khăn.

Mủ cao su rớt giá
Mủ cao su rớt giá

Theo muasi, xã Phong Sơn có khoảng 1.000ha rừng thì trong đó có gần 200ha cao su được người dân đầu tư trồng lấy mủ. Những năm đầu khai thác, giá mủ cao lên đến vài chục ngàn đồng/kg khiến người dân rất phấn khởi. Thế nhưng từ năm 2015 đến nay, giá mủ cao su biến động liên tục và có thời điểm chỉ còn 5-6 ngàn đồng/kg nên người dân không còn mặn mà với cây cao su, bởi mủ bán ra không đủ trả tiền nhân công, phân bón…

Tại huyện miền núi Nam Đông, vùng đất được xem là thủ phủ cao su của Thừa Thiên-Huế, vì chiếm hơn 1/3 tổng diện tích cao su toàn tỉnh; người trồng cao su cũng đang khốn khó khi mủ cao su liên tục biến động, rớt giá. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đang nỗ lực vận động người dân không nên chặt bỏ loại cây trồng này.

Vào tháng 4/2016 một số hộ dân phải chặt bỏ hơn 1ha cao su, người dân đang tính đến chuyện chặt phá hết tất cả những cây cao su còn lại để tính đến trồng cái khác để cho kinh tế gia đình dư dả hơn. Trong khi đó, huyện luôn khuyên bà con giữ lại cây cao su, không nên phá bỏ chúng. Nhưng hiện tại giá mủ cao su chỉ còn 8-9 ngàn đồng/kg, mủ bán không ra tiền, người dân không có miếng ăn nên phải chặt bỏ chứ không kinh tế gia đình sẽ rất hạn hẹp.

Bà con nông dân vẫn đang phải chịu cảnh nợ nần từ các ngân hàng và khoản vay vốn để trồng rừng nên nhiều hộ dân đã chặt bỏ rừng cao su để sang trồng cam, tình trạng này khiến diện tích cao su ở địa bàn xã từ hơn 300ha nay chỉ còn khoảng 200ha.

Toàn huyện trồng được gần 3.500ha cao su và nhiều năm qua, đây là cây trồng chủ lực giúp nhiều gia đình ở địa phương xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, do sản phẩm thiếu đầu ra, thị trường tiêu thụ mặt hàng nông sản này lại không đáp ứng đủ với nguồn cung quá lớn khiến giá thành mủ cao su giảm mạnh, đẩy đời sống kinh tế của người trồng cao su vào cảnh lao đao.

Trong tổng số 9.100ha cao su trên địa bàn toàn tỉnh thì có 6.000ha đang bước vào độ khai thác lấy mủ.