Thương mại điện tử trên di động là một ứng dụng mua sắm hữu ích nhất cho chiến trường mua sắm này, ngành thương mại điện tử này cũng có rất nhiều điểm khác biệt khá nổi bật.

Trong vài năm trước các chuyên gia đã dự đoán rằng thương mại điện tử trên di động ở Việt Nam sẽ phát triển theo hướng các website bán hàng tối ưu hóa cho giao diện trình duyệt trên điện thoại. Tuy nhiên thì hiện nay điện thoại là một thứ không thể thiếu khi người ta có thể cầm điện thoại hàng giờ để đặt hàng online. Hiện tại hầu hết các đơn vị đều có kênh mua sắm online của riêng mình và kinh doanh online cũng ngày được chú trọng.

Kênh ứng dụng thậm chí được các đơn vị ưu ái khá mạnh. Hầu hết các nhà bán lẻ thương mại điện tử ở Việt Nam đều từng dùng đến chiêu như giảm giá duy nhất, khuyến mại đặc biệt, tặng thêm quà… nếu khách hàng giao dịch trên ứng dụng thay vì dùng trình duyệt web di động hay truy cập bằng máy tính. AliExpress là một ví dụ mới nhất.ứng dụng mua sắm

 

Qua các báo cáo đã cho thấy sự tăng trưởng của người dùng Internet qua mua sắm trực tuyến tăng trưởng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á.

Tại Đông Nam Á, trung bình có 47% doanh nghiệp áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD). Trong khi đó, Việt Nam có đến hơn 80% doanh nghiệp hỗ trợ phương thức thanh toán COD, tương đương với Philippine. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%.

Ngoài ra, phương thức thanh toán trả góp và giao dịch tại điểm bán của Việt Nam cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á, lần lượt chiếm tỷ lệ là 49% và 47%. Hình thức thanh toán trả góp dần trở nên phổ biến và có chiều hướng tăng dần tại Việt Nam với 47% tổng số doanh nghiệp, so với 42% tại Indonesia là 42.

Hình thức thanh toán chuyển khoản ngân hàng cũng là một phương thức phổ biến khác tại Đông Nam Á, với 94%, 86% và 79% doanh nghiệp tại Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đang thực hiện.

Các nhà bán lẻ đổ tâm sức cho mảng ứng dụng là có cơ sở. Nghiên cứu “Cơ hội cho các ứng dụng thương mại lớn tại Việt Nam” do Criteo vừa công bố cho biết, hơn 90% những người có cài ứng dụng thương mại điện tử vào smartphone đã mua sắm ít nhất một lần mỗi tháng. 60% mua 3 lần trở lên.

Nguyên nhân được lý giải là người tiêu dùng Việt Nam (hơn 82%) thấy thú vị và thuận tiện hơn khi mua sắm qua ứng dụng di động thay vì web di động. Cùng với đó, gần 71% tin tưởng ở mức độ nhất định rằng thông tin tài chính của họ được lưu trữ an toàn hơn trong một ứng dụng so với việc mua sắm từ trang web trên điện thoại di động.