Thường thì lá trầu không chỉ đắt giá vào những dịp Tết nhưng giờ đây lá trầu được xuất sang Trung Quốc bán trên thị trường với giá khá cao.
Những ngày đầu tháng 9-2018, người trồng trầu ở huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang vui mừng khi trầu được giá. Người dân ở xã Vị Thủy và Vị Thắng đang bán trầu với giá 3.800 đồng/ốp, tăng gấp 2 lần so cùng kỳ năm ngoái.
Theo tính toán của người dân trồng trầu, với giá bán hiện tại, mỗi đợt thu hoạch, sau khi trừ chi phí thì nông dân có lãi khoảng 9 triệu đồng/công (90 triệu đồng/hà). Nếu tính thu hoạch 2 đợt lá trầu trong 1 tháng, trung bình người trồng lãi 18 triệu đồng/công/tháng (180 triệu đồng/hà/tháng).
Được biết, hiện nay trên địa bàn có một vựa thu mua ốp trầu để cung cấp cho TPHCM và xuất khẩu sang Trung Quốc nên người dân cũng yên tâm đầu ra. Hiện xã Vị Thủy đã hình thành Câu lạc bộ Vườn Trầu với nhiều thành viên có vườn trầu đậm nét quê.
Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Làng Trầu Vị Thủy đã kết nối trục du lịch tâm linh gắn với sinh thái của Hậu Giang. Chính quyền địa phương khá yên tâm khi diện tích trồng trầu ổn định – không tăng, không giảm. Nhiều gia đình ở Vị Thủy đã có 3 thế hệ gắn bó thân thiện với cây trầu và sống nhờ ốp trầu.
Có thời điểm khan hiếm, mỗi lá trầu không bán tại vườn có giá lên tới 1.000 đồng/lá. Tuy nhiên cây trầu không khá khó tính, tốn công làm đất, chăm sóc, hay bị sâu bệnh và khả năng chống chịu với thời tiết kém. Cây dễ rụng lá rồi chết khi bị ngập úng, sương muối, nắng nóng. Loại cây trồng này lại bị nhiễm dịch nấm theo chu kỳ, 3-4 năm 1 lần, không chữa được. Mỗi lần như thế phải bỏ hoang đất vài ba năm để mầm bệnh trong đất hết mới có thể trồng lại
Lá trầu không xuất khẩu cũng có yêu cầu khắt khe hơn như lá phải to, dày, đẹp, mặt nhẵn bóng không tỳ vết. Mặc dù cây trầu không xuất khẩu có giá trị kinh tế cao và ổn định hơn.
Theo muasi, lá trầu không bán theo cân, mỗi cân 70.000 đồng. Nhà tôi mỗi tháng thu hoạch 2 đợt cho thương lái, mỗi đợt 2 tạ, vị chi cũng được 13-14 triệu đồng. Lá nào không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì bán trầu ăn. Họ nói là xuất khẩu sang Đài Loan thì chúng tôi cũng chỉ biết thế thôi. Cái quan trọng là lá trầu không có giá hơn và đầu ra cũng ổn định hơn trước.
Trước sự việc lá trầu “sốt” giá, người dân cần cẩn trọng khi mua bán, tìm hiểu kỹ thị trường, uy tín của các đơn vị thu mua; không nên chạy theo thị trường, trồng cây trầu với số lượng lớn. Bên cạnh đó, các thương lái không nên gom hàng với số lượng quá lớn, tránh thất thiệt khi liên kết, kinh doanh với các thương lái nước ngoài.