Ở Việt Nam, có rất nhiều ngày Tết như: Tết đoan ngọ (5/5 âm lịch), Tết trung thu (15/8 âm lịch), Tết thiếu nhi (1/6 dương lịch) hay Tết độc lập (2/9 dương lịch)… nhưng Tết cổ truyền vẫn là cái Tết được mong chờ nhất. 

Đối với người dân đất Việt, Tết không chỉ là dịp để quây quần sum họp bên gia đình, mà còn là thời điểm để bảo tồn bản sắc dân tộc qua việc duy trì những phong tục cổ truyền. Tuỳ theo mỗi vùng miền, hoặc theo những quan niệm về tôn giáo của người Việt, các phong tục tập quán, những bài văn khấn tết ở từng địa phương thường có chút khác biệt.

Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch, nên ngày đầu năm của dịp Tết nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 và sau ngày 19/2 dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2. Người Việt ăn mừng Tết cổ truyền với niềm tin thiêng liêng vì Tết là ngày đoàn tụ, ngày làm mới, ngày tạ ơn và hi vọng.

Phong tục ngày lễ tết cổ truyền

+ Bài văn khấn ông công ông táo được sử dụng trong ngày tiễn ông Táo về trời báo cáo tình hình gia chủ của mình trong một năm qua.  Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời, mong ông sẽ báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt vì theo quan niệm dân gian đây là ngày mà Ngọc Hoàng sẽ trách phạt hay thưởng gia chủ dựa trên những gì mà ông Táo báo cáo.

+ Lễ chùa đầu năm: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén hương, dâng tiền giọt dầu hoặc tiền công đức cho chùa. Thường bài văn khấn cúng rằm tháng giêng được sử dụng trong những ngày này bởi họ hy vọng những điều mình đã khấn có khả năng thành hiện thực.

Ý nghĩa tết cổ truyền Việt Nam
Ý nghĩa của phong tục tết cổ truyền Việt Nam

+  Thăm mộ tổ tiên: Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến. Trước Tết, từ sau 23 đến 30 tháng chạp (tháng 12 Âm lịch), con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên.

+ Khai ấn, khai bút: Theo tin phong thủy đầu xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước khai ấn (đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu khai bút (viết bài hoặc một đoạn văn, một câu thơ… đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần đầu tiên trong năm); người buôn bán thì “khai thương”, (mở hàng lần đầu tiên trong năm)…