Giả sử có một trận đấu giữa M.U của Ole Gunnar Solskjaer cuối mùa bóng này với… M.U của Ryan Giggs cuối mùa bóng 2013/14, thì đội nào sẽ thắng?
Ngay sau khi Ferguson giải nghệ, người ta trao M.U vào tay David Moyes, và Moyes thất bại đến nỗi ông không trụ nổi đến cuối mùa (bị sa thải vào tháng 4, Giggs tạm cầm quân trong 4 vòng cuối). Đấy dĩ nhiên là điều không bao giờ có trên thực tế, cũng như chẳng bao giờ có một trận đấu giữa Pele và Diego Maradona, xem ai giỏi hơn.
Mùa ấy, M.U đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng ngoại hạng anh. Hạng 7 nghĩa là còn thấp hơn mùa bóng này. Nhưng dù đứng tận vị trí số 7, khoảng cách giữa M.U với đội vô địch khi ấy chỉ là 22 điểm. Bây giờ, M.U đứng thứ 6 chung cuộc, nhưng thua đội vô địch đến 32 điểm.
Vấn đề là M.U trong khoảng hơn nửa thập kỷ gần đây đã có quá nhiều mùa bóng gây thất vọng lớn. Và khi điều đó liên tục xảy ra, thì có lẽ “tội đồ” không nhất thiết phải là Solskjaer, Mourinho, Moyes, Giggs, hay Van Gaal. Thua nhà vô địch bao nhiêu điểm hoặc đứng thứ 6 hay 7, đôi khi đều chỉ là những con số cụ thể, chẳng có khác biệt quan trọng gì.
Trong 6 mùa bóng sau khi chia tay Ferguson, kqbd hom nay M.U có đến 4 mùa nằm ngoài Top 4 ở Premier League – nhiều hơn bất cứ đội nào khác trong nhóm Big Six (Arsenal 3 lần. Tottenham, Chelsea, Liverpool đều 2 lần. Man City chưa từng đứng ngoài Top 4 trong giai đoạn này).
Gill còn là quan chức cao cấp của tổ chức G-14 (gồm 18 đội bóng mạnh nhất châu Âu, nay đã giải thể) mà có lẽ giới trẻ bây giờ ít biết. Ông điều hành M.U trong suốt 10 năm. Trước Gill là một “siêu sao điều hành” khác: Peter Kenyon, nhân vật đã bị Roman Abramovich phỗng sang Chelsea vào năm 2003.
Báo bóng đá viết trong khi người ta vẫn cứ loay hoay bàn về các đời HLV từ Moyes đến Solskjaer, thì ở một cấp độ cao hơn, M.U suy thoái vì không còn những con người vĩ đại như Edwards, Kenyon và Gill.