Nếu thất bại ở lần đầu tiên, hãy thử lại không chỉ một mà nhiều lần nữa. Đó chính là “chiến lược chiến thắng” của nhóm 6 bạn trẻ ShopBack: Startup những người đã biến chuỗi thất bại của mình thành doanh nghiệp quốc tế trị giá hàng chục triệu USD.

ShopBack – một công ty startup của Singapore cung cấp nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi thông qua hệ thống “cashback rewards” giúp khách hàng nhận chiết khấu khi mua hàng qua link giới thiệu.

Công ty được thị trường đón nhận, tạo nên nền tảng bán hàng trực tuyến lớn nhất và nhanh nhất tại Đông Nam Á, mở rộng sang 6 thị trường khác chỉ trong 3 năm. Dưới đây là câu chuyện của công ty này.

4 giai đoạn quản trị doanh nghiệp startup

Giai đoạn 1: Định hướng

Còn được gọi là giai đoạn “tuần trăng mật” của các công ty startup, đây là giai đoạn năng suất lao động thường sẽ kém nhất, do hầu hết các thành viên trong nhóm chưa hiểu nhau và chưa thể nắm rõ được vai trò, mục tiêu cũng như xây dựng được quy trình làm việc cụ thể. Tuy nhiên đây lại là giai đoạn nhuệ khí của các thành viên trong nhóm nhân sự rất cao, vì họ đang rất hào hứng và quyết tâm với những ý tưởng mới, đặt nhiều kỳ vọng vào những mục tiêu trước mắt và nỗ lực không biết mệt mỏi.

ShopBack: Startup
Thành công của ShopBack: Startup

Trong giai đoạn này, những nhà quản trị linh hoạt được khuyên sử dụng phương pháp quản lý chuyên quyền – độc đoán, liên tục chỉ đạo, uốn nắn cách thức và phương pháp làm việc, giao việc cụ thể và chi tiết cho từng thành viên để giúp họ hình dung ra công việc và vai trò của mình trong công ty, giúp họ hiểu rõ mục tiêu cũng như quyền hạn và trách nhiệm trong công việc.

Tuy mới bắt đầu nhưng do nhuệ khí bộ máy nhân sự đang rất cao vì thế nhà quản trị không cần hỗ trợ họ quá nhiều.

Giai đoạn 2: Thử thách

Đúng như tên gọi, sau khi kết thúc “tuần trăng mật”, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hàng loạt thử thách, dù ở giai đoạn này năng suất làm việc đã được cải thiện so với giai đoạn đầu, nhưng do sự giảm sút quá nhanh nhuệ khí của đội ngũ nhân sự, mà nguyên nhân hầu hết là từ những kỳ vọng đặt ra ban đầu chưa tương xứng với thực tế đạt được, khiến đội ngũ nhân sự bắt đầu chán nản, mâu thuẫn xảy ra, tranh luận liên tục về đường lối, mục tiêu, phương hướng phát triển và cách thức hoạt động. Và bắt đầu có những cá nhân trong công ty ra đi trong giai đoạn này.

Có đến 80% doanh nghiệp startup thường tan rã hoặc thay đổi mô hình, mục tiêu và phương hướng kinh doanh trong giai đoạn này.

Giai đoạn 3: Hòa nhập

Đây được xem là giai đoạn “sau cơn mưa” của các doanh nghiệp startup, với việc những con người phù hợp nhất đã được giữ lại, hệ thống các quy tắc, tiêu chuẩn, quy trình thực hiện và đánh giá trong công việc cũng như phương hướng phát triển, các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã được các thành viên trong nhóm trao đổi cũng như bàn bạc nhiều lần và bước đầu đã đạt được sự thống nhất. Nhuệ khí trong giai đoạn này cũng dần được cải thiện.

Giai đoạn 4: Hiệu quả

Đây là giai đoạn bất cứ doanh nghiệp startup nào cũng đều mơ ước. Khi mọi thứ đã đi vào khuôn khổ và đạt được sự hiệu quả, ổn định cao, nhà quản trị nên bắt đầu “đứng sang một bên”, hạn chế tối đa sự kiểm soát cũng như hỗ trợ, thay vào đó hãy chia sẻ quyền lãnh đạo, đưa ra những chiến lược, kế hoạch và tầm nhìn dài hạn. Vì thời điểm này đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp đã đủ kiến thức, kinh nghiệm và tâm lý để giúp doanh nghiệp “chạy” nhanh hơn rồi.

Doanh thu của ShopBack: Startup 

Trong 4 năm qua, công ty khởi nghiệp này đã tiết kiệm được hơn 25 triệu USD cho 6 triệu người dùng trên khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, con đường dẫn đến thành công của họ không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Người sáng lập cho biết họ đã thành lập 2 doanh nghiệp trước ShopBack và đều thất bại. Để có thành quả như hôm nay, họ đã trải qua nhiều khó khăn và phải thay đổi để tồn tại.

Theo muasi, khi quyết định tách khỏi công việc ổn định tại nhà bán lẻ Đông Nam Á Zalora, nhóm sáng lập ShopBack cho rằng họ có thể cải tổ một ngành kinh doanh mà họ cho là thiếu hiệu quả.

Đầu năm 2014, nhóm của họ gồm 20 người đã thiết lập một trang web giúp người mua sắm tiết kiệm tiền cũng như giúp các nhà bán lẻ cải thiện marketing và giảm chi phí.

Ban đầu, những người sáng lập đã tạo một trang web bán hàng “flash sale” (giảm giá theo giờ) để đem lại một ngày mua sắm tiết kiệm lớn cho người mua và tăng doanh số cho các nhà bán lẻ, tương tự như ngày hội mua sắm Black Friday của Mỹ.

Tuy nhiên, nhóm sáng lập nhanh chóng nhận ra rằng ý tưởng đó sẽ không duy trì được quanh năm. Vì vậy, họ chuyển sang giai đoạn 2. Ở giai đoạn mới, họ gọi doanh nghiệp của mình là Great Online Sale, hoạt động với tư cách một trang web bán hàng giảm giá kéo dài 3 tháng.

Chính vì thế, cuối cùng nhóm đã giải quyết bằng một mô hình hoàn tiền quanh năm. Theo đó, người mua sẽ nhận được tỷ lệ hoàn tiền (khoảng 3% đến 6%) cho mỗi đơn hàng mua từ các nhà bán lẻ liên kết với ShopBack. Đó có thể là bất cứ thứ gì, từ thực phẩm, quần áo cho đến vé tàu xe hay vé xem phim. Nhờ tỷ lệ chiết khấu dễ quản lý hơn, các nhà bán lẻ sau đó có thể trích hoa hồng cho ShopBack để giúp quảng bá thương hiệu của họ.

Thời điểm đó, kết quả kinh doanh khá tốt và ShopBack đã tăng trường rất nhanh cùng phản hồi tích cực từ khách hàng. Shanru Lai cho biết một phần là do dân số trẻ của khu vực đang có xu hướng sử dụng công nghệ nhiều hơn trong tiêu dùng.

Hiện ShopBack có doanh thu trị giá 45 triệu USD mỗi tháng. Tuy vậy, CEO Chan cho biết công ty vẫn đang học hỏi và bất kỳ thất bại nào có thể gặp phải cũng sẽ trở thành hành trang quý báu trên con đường kinh doanh của họ.