Trong bối cảnh kinh doanh hiện nay, sàn thương mại điện tử ngày càng trở thành một thị trường kinh doanh hiệu quả. Sàn thương mại điện tử hiện nay có sức hút thế nào đối với thị trường?
Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng Internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới bứt phá. Theo dự đoán của UNCTAD, đến năm 2020, tổng giá trị thương mại điện tử xuyên biên giới đạt 994 tỷ USD, tăng gần gấp đôi lần so với năm 2017. Riêng khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 476 tỷ USD.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh trên thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm, gấp 2,5 lần so Nhật Bản. Tuy nhiên, thị trường lại thiếu vắng sự xuất hiện của những “ông lớn” thương mại điện tử toàn cầu như Amazon, Ebay, Alibaba… Các sàn thương mại hàng đầu chỉ tập trung vào việc kinh doanh sản phẩm nội địa.
Các cuộc khảo sát cho thấy tất cả các dịch vụ của thương mại điện tử đều tăng trưởng nhanh chóng đặc biệt là lĩnh vực bán hàng trực tuyến đều cho thấy sự ưu việt của các web thương mại điện tử. Xu hướng kinh doanh online đang ngày càng phổ biến và tăng trưởng vượt bậc tạo điều kiện thuận lợi cho loại hình dịch vụ này.
Thế mạnh nổi bật của các sàn thương mại điện tử chính là khả năng giao hàng nhanh vượt trội cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây các trang thương mại điện tử đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để thu hút khách hàng tiềm năng. Nếu như trước đây các phương thức giao hàng truyền thống làm người dùng khá bất tiện vì phải chờ đợi thì hiện nay các dịch vụ thương mại điện tử đã giải quyết nhanh chóng vấn đề này.
Nắm được nhu cầu mua sắm sản phẩm ngoại nhập, nhiều đơn vị thương mại điện tử xuyên biên giới ra đời. Ban đầu, hình thức mua hộ hay đặt hàng xách tay theo yêu cầu trở nên khá phổ biến, được nhiều người lựa chọn. Theo đó, khách hàng tìm kiếm nơi bán sản phẩm tại thị trường nước ngoài, sau đó trao đổi trực tiếp với đơn vị mua hộ để định giá, thời gian giao hàng… Quy trình thực hiện thủ công.
Mức sống tăng dần, người mua hàng đòi hỏi những trải nghiệm tối ưu hơn, dịch vụ bảo hành và hậu mãi chỉn chu, giúp họ tiết kiệm thời gian mà vẫn mua sắm được món hàng ưng ý từ nước ngoài. Dựa trên thực tế đó, các doanh nghiệp sàn thương mại điện tử xuyên biên giới ra đời.
Theo muasi, qua nhiều cuộc khảo sát trực tuyến cho thấy rằng nhu cầu sử dụng hình thức kết hợp với các dịch vụ khác tăng lên >60% và vẫn đang có chiều hướng phát triển. Tại Việt Nam đã có một số trang web áp dụng thành công mô hình này như là các dịch vụ giao hàng nhanh và vận chuyển hàng hóa. Việc lựa chọn sự tích hợp này sẽ tạo nhiều tiện lợi trong việc kết nối với khách hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ đại diện khách hàng đứng ra làm việc với nhà cung cấp khi có sự cố phát sinh. Tùy theo từng trường hợp cụ thể sẽ có chính sách để có thể bảo vệ quyền lợi người mua tốt nhất.