Việt Nam vốn dĩ là thị trường nhập khẩu sầu giêng của Thái Lan nhiều hơn Trung Quốc. Sầu riêng Thái Lan đưa vào thị trường Việt Nam khá là nhiều.

Hiện tại lượng sầu riêng tiêu thụ nội địa ở Thái Lan đang giảm trong khi đó lượng xuất khẩu tăng đến chóng mặt.

Nhập khẩu sầu riêng
Nhập khẩu sầu riêng

Lượng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan giờ đây đã cao gấp năm lần so với tiêu thụ nội địa nhờ vào những thay đổi kinh tế tại châu Á. Dù tiêu thụ nội địa giảm 40% xuống còn khoảng 100.000 tấn từ 180.000 tấn trong khoảng thời gian trên, xuất khẩu tăng vọt lên 500.000 tấn từ 380.000 tấn trước đó.

Năm 2017, xuất khẩu sầu riêng Thái Lan thay đổi bước ngoặt khi mà Việt Nam bất ngờ vượt qua Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất sầu riêng Thái Lan.

Trong năm 2017, lượng xuất khẩu sầu riêng từ Thái Lan sang Trung Quốc giảm 29% trong khi đó xuất khẩu sang Việt Nam tăng gấp ba lần lên 256.000 tấn. Con số này cao gấp 26 lần so với ba năm trước đó.

Số sầu riêng xuất khẩu sang Việt Nam có đến 80% hoặc 90% sầu riêng được tái xuất sang Trung Quốc.

Điều này đồng nghĩa với việc Thái Lan chỉ đang mượn Việt Nam là nơi để tạm nhập và tái xuất sầu riêng sang thị trường Trung Quốc.

Được biết Trung Quốc, tính cả Hong Kong là nơi nhập khẩu nhiều sầu riêng nhất. Trung Quốc mua gom khoảng 80%-90% tổng lượng sầu riêng Thái Lan tính đến năm 2016.

Không chỉ sầu riêng, chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam là trái cây nhập khẩu rồi mượn đường để xuất sang Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập 266 triệu USD trái cây Thái Lan và xuất sang Trung Quốc là 266 triệu USD với nhiều loại trái cây như nhãn, sầu riêng, măng cụt… được tạm nhập, tái xuất 100% sang Trung Quốc.

Do đó, nếu không loại trừ lượng trái cây Việt Nam đang “xuất khẩu giùm”, rất có thể số liệu xuất khẩu của Việt Nam chỉ là con số ảo.