Bán hàng tạp hóa kiếm được bao nhiêu tiền, hay bán hàng tạp hóa có giàu hay không? Đó là những câu hỏi của những người mới khởi nghiệp. Vậy bán hàng tạp hóa có giàu được không, hãy cùng nghe chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.
Hiện nay, tại Hà Nội hàng tạp hóa mọc lên rất nhiều nhưng lại không bao giờ bị ế ẩm cả. Chính lý do này đã thôi thúc những con người mê kinh doanh sà vào buôn bán, kinh doanh hàng tạp hóa. Cứ một trăm mét trên đường Hà Nội là có trung bình khoảng 6, 7 tiệm tạp hóa. Mà tiệm nào cũng đông người mua hàng.
Muốn bán hàng tạp hóa việc đầu tiên phải có nguồn hàng
Mỗi hàng tạp hóa đều có nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng. Khi mình xem số điện thoại ở bao bì sản phẩm và gọi nhờ tư vấn lấy hàng thì nhân viên kinh doanh sẽ ầm ầm kéo đến. Mà chẳng cần gọi cũng được, khi mở cửa hàng tạp hóa, nhân viên tiếp thị của hãng cũng sẽ chủ động đến tận nơi và quảng cáo về sản phẩm của mình.
Diện tích và mặt bằng cửa hàng là điều quan trọng cần lưu tâm
Nên chọn vị trí mặt bằng hút khách, vị trí như một công cụ quảng cáo luôn cửa hàng. Hàng tạp hóa bao gồm những thứ thiết yếu cho cuộc sống như: Thực phẩm(bim bim, sữa chua…), hóa mỹ phẩm (dầu gội, xà phòng tắm, bột giặt…), đồ dùng sinh họat cá nhân (bàn chải, kem đánh răng,..)… Những đồ như thế này thì ai cũng cần, không lo bị tồn kho, và nếu ở ngoài mặt đường, chỗ nhiều người qua lại thì việc rẽ vào mua nhanh một số thứ cần thiết là điều bình thường. Việc kiếm lãi từ khách qua đường mang đến khoảng 70% lợi nhuận trên tổng doanh thu cửa hàng bạn.
Số vốn cần thiết để mở cửa hàng
Theo như tính toán sơ qua, chi phí thuê cửa hàng và nhân công đã rơi vào tầm khoảng 25-30 triệu một tháng, còn chưa kể đến tiền điện nước, thuế má linh tinh thì doanh thu mỗi tháng ít nhất cũng khoảng phải 50 triệu đồng. Nhưng thực tế số vốn lên tới 300 triệu đồng và lãi mỗi ngày ít nhất 2 triệu và cũng tùy vào từng mặt hàng.
Ôm các mặt hàng dễ sinh lời
Ngoài các loại tiền như tiền lãi, tiền trưng bày sản phẩm ở vị trí đẹp, chủ tiệm tạp hóa còn được “hưởng” loại tiền khác. Biết xu hướng giá mặt hàng, và ôm hàng dự trữ đề phòng giá tăng. Khi đó, các chủ tiệm sẽ được hưởng phần chênh lệch từ những mặt hàng ôm trước đó. Một số mặt hàng dễ dự trữ mà lại có khả năng sinh lời cao nhất là các loại sữa, tã giấy cho trẻ em, dầu ăn…
Nên có các chính sách triết khấu, quà tặng mới thu hút được nhiều khách hàng.